Quyền sở hữu di sản văn hóa dưới nước

Ai có quyền sở hữu di sản văn hóa dưới nước? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Nguyễn Văn Cả, là thợ lặn bắt tôm hùm. Vừa qua, trong lúc tôi đang lặn bắt tôm hùm thì tôi nhặt được một chiếc chén sứ được chạm trổ hoa văn rồng, phượng nhìn rất đẹp mắt nên đã lấy mang về nhà. Khi về nhà tôi đem chén đi lau rửa thì thấy còn rất mới, chỉ bị mẻ một miếng ở miệng chén nhưng rất đẹp. Tôi trưng ở tủ kiếng trong phòng khách. Về sau nhiều người đến chơi và bảo nó là cổ vật đời nhà Nguyễn. Tôi không tin, vài hôm sau có cán bộ trên xã về yêu cầu tôi cho mang chén đi kiểm tra, nếu thật sự là cổ vật thì nó là tài sản nhà nước nên phải trả lại cho nhà nước quản lý, tôi chưa biết làm như thế nào. Cho tôi hỏi, nếu chiếc chén sứ này là cổ vật thì tôi có được quyền sở hữu nó không? Tôi có thể tìm hiểu tại văn bản pháp luật nào? Mong nhận được sự phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Xin cảm ơn! Nguyễn Văn Cả (016812****)

Quyền sở hữu di sản văn hóa dưới nước được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 86/2005/NĐ-CP về quản lý và bảo vệ di sản văn hoá dưới nước. Cụ thể là:

Mọi di sản văn hoá dưới nước có nguồn gốc khác nhau tồn tại trong vùng nước nội địa, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đều thuộc sở hữu của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngoài ra, Khoản 2 Điều 229 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định như sau:

Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau khi trừ chi phí tìm kiếm, bảo quản, quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

a) Tài sản được tìm thấy là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì thuộc về Nhà nước; người tìm thấy tài sản đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật;

b) Tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc về Nhà nước.

Căn cứ các quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn thì:

- Vật được tìm thấy là di tích lịch sử, văn hoá dưới nước thì thuộc Nhà nước. Người tìm thấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

- Vật, tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa mà có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở thì thuộc sở hữu của người tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở thì người tìm thấy được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở. 50 % còn lại thuộc về nhà nước. Mức lương cơ sở hiện nay là: 1.210.000 đồng.

Do đó, việc hiện tại bây giờ là bạn nên thông báo với phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác để tiến hành kiểm tra xác minh xem chiếc chén sứ mà bạn tìm thấy được có phải là cổ vật hay không. Nếu là cổ vật thì sẽ có có hai trường hợp xảy ra:

- Chiếc chén sứ thuộc quyền sở hữu của bạn nếu có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng mười lần mức lương cơ sở.

- Chiếc chén sứ thuộc quyền sở hữu của của Nhà nước nếu có giá trị lớn hơn mười lần mức lương cơ sở. Trong trường hợp này, bạn được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ sở.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền sở hữu di sản văn hóa dưới nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn nên tham khảo thêm quy định tại Nghị định 86/2005/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản văn hóa

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào