Quyền hạn của Điều độ viên quốc gia trong điều độ hệ thống điện
Quyền hạn của Điều độ viên quốc gia trong điều độ hệ thống điện được quy định tại Khoản 2 Điều 89 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Quyền hạn của Điều độ viên quốc gia:
a) Chỉ huy điều độ và kiểm tra việc thực hiện lệnh của nhân viên vận hành cấp dưới;
b) Đưa thiết bị ra sửa chữa ngoài kế hoạch trong phạm vi ca trực của mình và phải chịu trách nhiệm về việc đảm bảo an toàn cung cấp điện và an toàn của hệ thống điện quốc gia;
c) Thay đổi biểu đồ phát công suất của nhà máy điện khác lịch huy động giờ tới hoặc phương thức ngày trong phạm vi ca trực của mình và chịu trách nhiệm về việc thay đổi đó;
d) Xin ý kiến lãnh đạo Cấp điều độ quốc gia để giải quyết những vấn đề không thuộc thẩm quyền;
đ) Kiến nghị với lãnh đạo Cấp điều độ quốc gia thay đổi phương thức vận hành nếu hệ thống điện quốc gia có sự cố hoặc khi nhận thấy phương thức vận hành hiện tại chưa hợp lý.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:
Trong hoạt động cung ứng điện của ngành điện lực, có sự đóng góp rất thầm lặng của những Điều độ viên. Khi nói đến công việc của Điều độ viên ngành điện người ta thường nghĩ đơn thuần công việc của họ có phần giống các nghề điều độ khác, như điều khiển không lưu của ngành hàng không, điều độ tàu của ngành đường sắt, cảnh sát giao thông phân luồng giao thông... Song thực chất công việc của họ có tính đặc thù riêng và không hề đơn giản. Công việc hàng ngày của các điều độ viên điện lực chịu rất nhiều khó khăn, áp lực và cả những nguy hiểm. Bởi lẽ, chỉ cần một sơ suất nhỏ của các điều độ viên khi tác nghiệp thì không chỉ đơn thuần là mất an toàn mà kéo theo đó là những thiệt hại to lớn về vật chất lẫn tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp đến cả nền kinh tế.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền hạn của Điều độ viên quốc gia trong điều độ hệ thống điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật