Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nộp báo cáo không đầy đủ thông tin, không chính xác số liệu
Xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nộp báo cáo không đầy đủ thông tin, không chính xác số liệu được quy định tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thông tin, số liệu trong báo cáo không đầy đủ, không chính xác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những báo cáo mà doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp, bao gồm:
1. Báo cáo tài chính:
2. Báo cáo nghiệp vụ:
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài:
- Báo cáo kết quả hoạt động tháng
- Báo cáo doanh thu phí bảo hiểm quý, năm
- Báo cáo các chỉ tiêu kinh tế quý, năm
- Báo cáo bồi thường bảo hiểm quý, năm
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm (chi tiết trích lập dự phòng nghiệp vụ; tổng hợp dự phòng nghiệp vụ)
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm (từ nguồn vốn chủ sở hữu; từ dự phòng nghiệp vụ)
- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm
- Báo cáo ASEAN hàng năm
- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới quý, năm
- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm quý, năm
- Báo cáo kết quả kinh doanh bảo hiểm vật chất xe cơ giới quý, năm
+ Đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm:
- Báo cáo doanh thu tái bảo hiểm quý, năm
- Báo cáo bồi thường, trả tiền bảo hiểm của doanh nghiệp tái bảo hiểm quý, năm
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm: theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khoẻ), theo các mẫu như doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (đối với nghiệp vụ tái bảo hiểm nhân thọ)
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm (từ nguồn vốn chủ sở hữu; từ dự phòng nghiệp vụ)
- Báo cáo khả năng thanh toán quý, năm
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ:
- Báo cáo kết quả hoạt động tháng
- Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm nhân thọ quý, năm
- Báo cáo tình hình hủy bỏ, chấm dứt, đáo hạn hợp đồng bảo hiểm và chi trả quyền lợi bảo hiểm nhân thọ quý, năm
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm (dự phòng toán học bảo hiểm nhân thọ; dự phòng phí chưa được hưởng bảo hiểm nhân thọ; dự phòng bồi thường; dự phòng chia lãi; dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết; dự phòng bảo đảm cân đối;
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm
- Báo cáo khả năng thanh toán tháng, quý, năm
- Báo cáo ASEAN hàng năm
- Báo cáo tách quỹ, chia lãi
- Báo cáo quy mô kênh phân phối
- Báo cáo doanh thu theo kênh phân phối
- Báo cáo chi nhánh, văn phòng đại diện, trung tâm dịch vụ khách hàng
+ Đối với doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
- Báo cáo kết quả hoạt động tháng
- Báo cáo số lượng hợp đồng và số tiền bảo hiểm quý, năm
- Báo cáo tình hình hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm sức khỏe quý, năm
- Báo cáo trích lập dự phòng nghiệp vụ quý, năm (dự phòng toán học bảo hiểm sức khỏe; dự phòng phí chưa được hưởng bảo hiểm sức khỏe; dự phòng bồi thường; dự phòng bảo đảm cân đối)
- Báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm
- Báo cáo khả năng thanh toán tháng, quý, năm
- Báo cáo ASEAN hàng năm
- Báo cáo theo dõi riêng doanh thu, chi phí từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm theo từng loại nghiệp vụ bảo hiểm
+ Đối với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
- Báo cáo hoạt động môi giới bảo hiểm tháng, quý, năm
- Báo cáo tham gia hoạt động cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới quý, năm
- Báo cáo hoạt động đầu tư từ nguồn vốn chủ sở hữu
3. Báo cáo về hoạt động đại lý
4. Báo cáo về việc trích nộp quỹ bảo vệ người được bảo hiểm
5. Báo cáo về sản phẩm bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài
- Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ
- Doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
Ngoài các báo cáo tài chính, báo cáo thống kê, báo cáo nghiệp vụ nêu trên, Bộ Tài chính có thể yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm báo cáo bổ sung về tình hình hoạt động, tình hình tài chính của doanh nghiệp, chi nhánh để phục vụ cho công tác thống kê và phân tích thị trường.
Như vậy, hằng năm, doanh nghiệp bảo hiểm phải nộp đầy đủ những báo cáo nêu trên và những thông tin, số liệu trong những báo cáo đó cần được thể hiện đầy đủ, chính xác để tránh tình trạng vi phạm và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp bảo hiểm nộp báo cáo không đầy đủ thông tin, không chính xác số liệu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật