Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý
Với câu hỏi của bạn Ban biên tập xin trả lời như sau: Đúng như bạn nói việc bảo trì các công trình đường bộ được thực hiện theo kế hoạch đã được phê duyệt trước đó. Nhưng không phải tất cả, vẫn có một số trường hợp được sửa chữa bảo trì, bảo dưỡng đột xuất. Việc sủa chữa đột xuât các công trình giao thông đường bộ sử dụng ngồn vốn nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý. Các trường hợp được sửa chữa bảo dưỡng đột xuất như các công trình bị hư hỏng không sử dụng được cần kịp thời sửa chữa do các tình huống khách quan gây ra. Với các trường hợp này Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình đường bộ.
Sửa chữa đột xuất công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương do Bộ Giao thông vận tải quản lý được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
a) Đối với công trình, bộ phận công trình bị hư hỏng do chịu các tác động đột xuất như mưa bão, lũ lụt, động đất, va đập, cháy nổ hoặc những tác động thiên tai đột xuất khác, cần thiết phải tiến hành sửa chữa khẩn cấp mà không có trong kế hoạch bảo trì được phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải ủy quyền cho Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định phê duyệt và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo an toàn giao thông và an toàn công trình;
b) Tổng cục Đường bộ Việt Nam chịu trách nhiệm về việc sử dụng kinh phí và phương thức thực hiện đối với các trường hợp sửa chữa đột xuất quy định tại điểm a khoản này; báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện sửa chữa đột xuất công trình đường bộ.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường bộ sử dụng nguồn vốn nhà nước. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 52/2013/TT-BGTVT
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật