Đơn vị phát điện được tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành trong những trường hợp nào?
Trường hợp đơn vị phát điện được tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành được quy định tại Khoản 2 Điều 69 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Đơn vị phát điện không được phép tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành hoặc hạn chế vận hành của hệ thống AVR trừ những trường hợp sau:
a) Tác động đó để đảm bảo an toàn cho người và thiết bị;
b) Đã có sự thoả thuận giữa Đơn vị phát điện và cấp điều độ có quyền điều khiển.
Đơn vị phát điện phải thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển trong các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này.
Như vậy theo quy định trên đây Ban biên tập Thư Ký Luật sẽ nêu cụ thể để bạn hiểu rõ vấn đề cần giải đáp. Về nguyên tắc thì đơn vị phát điện không được tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành. Tuy nhiên vẫn có 2 trường hợp ngoại lệ là được tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành là để đảm bảo an toàn cho người vận hành thiết bị, có sự thỏa thuận giữa đơn vị phát điện và cấp điều độ có quyền điều khiển. Việc tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành thì đơn vị phát điện phải thông báo ngay cho cấp điều độ có quyền điều khiển.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:
Tính năng, tác dụng của AVR
- Điều chỉnh điện áp máy phát điện.
- Giới hạn tỷ số điện áp/tần số.
- Điều chỉnh công suất vô công máy phát điện.
- Bù trừ điện áp suy giàm trên đường dây.
- Tạo độ suy giảm điện áp theo công suất vô công, đề cân bằng sự phân phối công suất vô công giữa các máy với nhau trong hệ thống khi máy vận hành nối lưới.
- Khống chế dòng điện kháng do thiếu kích thích, nhằm tạo sự ổn định cho hệ thống, khi máy nối lưới.
- Cường hành kích thích khi có sự cố trên lưới.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trường hợp đơn vị phát điện được tách hệ thống AVR ra khỏi vận hành. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật