Ngừng dự phòng nguồn điện trong các trường hợp nào?
Ngừng dự phòng nguồn điện được quy định tại Khoản 2 Điều 66 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
Ngừng dự phòng nguồn điện: Khi tần số hệ thống lớn hơn 50,5 Hz mà không có biện pháp điều chỉnh giảm xuống, cấp điều độ có quyền điều khiển có quyền ra lệnh cho các nhà máy điện ngừng dự phòng một số tổ máy, dấm lò sau khi xét đến an toàn của hệ thống điện, tính kinh tế, điều kiện kỹ thuật và khả năng huy động lại.
Ngoài ra liên quan tới vấn đề này Ban biên tập Thư Ký Luật gửi đến bạn những thông tin sau:
Tập đoàn Điện lực Việt Nam cho biết hiện công suất dự phòng cho hệ thống điện quốc gia là 20% nhưng với nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao hàng năm thì khả năng nguồn điện dự phòng sẽ dần cạn kiệt nếu không có sự đầu tư đúng mức cho nguồn và lưới điện trong những năm tới.
Với công suất cần đầu tư đáp ứng nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt ngày càng tăng thì từ nay đến năm 2020 cần khoảng 7,9 tỉ đô la Mỹ để đầu tư cho nguồn và lưới điện và sau năm 2020 số tiền này càng lớn hơn.
Năm 2016 cả nước tiêu thụ khoảng 177 tỉ kWh điện và nếu chia trên đầu người thì mỗi người tiêu thụ khoảng 1.700-1.800 kWh. Đây là mức còn thấp so với tiêu thụ điện trung bình trên thế giới khoảng 3.500 kWh/người. Điều này cho thấy nhu cầu tiêu thụ điện bình quân đầu người của Việt Nam hiện còn thua xa nhiều nước phát triển và để bắt kịp nhu cầu này thì ngành điện chắc chắn phải có sự tăng tốc trong cuộc đua phát triển hệ thống nguồn, lưới điện trong khoảng 5-10 năm tới.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về ngừng dự phòng nguồn điện. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật