Các công trình nào bắt buộc phải có quy trình khai thác công trình đường bộ?
Các công trình bắt buộc phải có quy trình khai thác công trình đường bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
a) Cầu quay, cầu cất, cầu có sử dụng thiết bị nâng, hạ;
b) Bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ;
c) Hầm đường bộ có sử dụng thiết bị để phục vụ quản lý, khai thác công trình;
d) Thiết bị công nghệ lắp đặt tại trạm thu phí;
đ) Thiết bị công nghệ lắp đặt tại trạm kiểm tra tải trọng xe;
e) Hệ thống giám sát giao thông, thiết bị công nghệ điều khiển giao thông;
g) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư, chủ sở hữu công trình.
Như vậy, đối với một số công trình giao thông quan trọng như, cầu quay, cầu có thiết bị nâng, bến phà cầu phao đường bộ, các thiết bị công nghệ lắp đặt tại trạm thu phí... thì bên nhà thầu phải đảm bảo có quy trình khai thác công trình đường bộ. Việc lập quy trình khai thác đường bộ phải đảm bảo các quy định tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
a) Hồ sơ thiết kế;
b) Công năng, công suất, đặc điểm, tính chất thiết bị lắp đặt trong công trình;
c) Sổ tay, tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành thiết bị và công trình;
d) Các quy định về bảo đảm giao thông, an toàn giao thông, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
đ) Các nội dung khác theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các công trình bắt buộc phải có quy trình khai thác công trình đường bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 52/2013/TT-BGTVT
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật