Xử phạt doanh nghiệp tái bảo hiểm không hạch toán nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm

Xử phạt như thế nào đối với doanh nghiệp tái bảo hiểm không hạch toán nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Thanh Thương. Tôi đang làm việc tại công ty tái bảo hiểm SWISS. Công ty tôi có đầu tư nhiều loại hình kinh doanh tái bảo hiểm nhưng tôi không biết rõ là có cần hạch toán tách biệt nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm hay không? Nếu không hạch toán tách biệt thì có bị xử phạt không và bị xử phạt như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định vấn đề này? Tôi mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (thuongkk***@hotmail.com) 

Xử phạt doanh nghiệp tái bảo hiểm không hạch toán nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 29 Nghị định 98/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số như sau:

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

- Doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh đồng thời các loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe không hạch toán tách biệt nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm.

Theo đó, nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm trừ các khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm phi nhân thọ, trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe.

- Khoản tiền dùng để bồi thường bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài không thấp hơn 25% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

- Khoản tiền dùng để trả tiền bảo hiểm thường xuyên trong kỳ đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe không thấp hơn 5% tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm và được gửi tại các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam.

Như vậy, nếu doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh đồng thời các loại hình tái bảo hiểm nhân thọ, tái bảo hiểm phi nhân thọ và tái bảo hiểm sức khỏe nên hạch toán tách biệt nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm để tránh tình trạng vi phạm và có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử phạt doanh nghiệp tái bảo hiểm không hạch toán nguồn vốn đầu tư nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ của từng loại hình tái bảo hiểm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 98/2013/NĐ-CP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nguồn vốn đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào