Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Thư sinh viên năm hai một trường đại học trên đại bàn TP Hà Nội, tôi có một thắc mắc muốn được hỏi các anh/ chị như sau, trong công tác bảo trì và quản lý công trình đường bộ Tổng cục Đường bộ Việt Nam có trách nhiệm gì? Tôi có thể tham khảo vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ các anh/chị, chân thành cảm ơn! Minh Thư (minhthu***@gmail.com)

Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo trì và quản lý công trình đường bộ được quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 52/2013/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

a) Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước về quản lý, bảo trì công trình đường bộ trong phạm vi cả nước;

b) Tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

c) Kiểm tra các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông vận tải nhận ủy thác quản lý quốc lộ trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, các quy định của pháp luật và kế hoạch được giao;

d) Kiểm tra các doanh nghiệp đầu tư xây dựng và quản lý khai thác công trình đường bộ trong việc quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ thuộc hệ thống đường trung ương bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, Nghị định số 11/2010/NĐ-CP, Nghị định số 100/2013/NĐ-CP, pháp luật có liên quan và Thông tư này;

đ) Hàng năm, tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do các Cục Quản lý đường bộ và Sở Giao thông vận tải báo cáo, báo cáo Bộ Giao thông vận tải theo quy định tại Điều 33 Nghị định số 10/2013/NĐ-CP;

e) Đình chỉ nhà thầu thi công trên tuyến đường đang khai thác khi phát hiện vi phạm nội dung giấy phép thi công trên đường bộ, vi phạm việc đảm bảo giao thông, an toàn giao thông trên tuyến đường thuộc phạm vi quản lý;

g) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên các tuyến đường thuộc hệ thống đường trung ương trong trường hợp cần thiết;

h) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên hệ thống đường trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;

k) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Bạn có thể tham khảo thêm về nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục đường bộ Việt Nam đối với việc quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Khoản 5 Điều 2 Quyết định 60/2013/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Đường bộ Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành, như sau:

a) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các quy định về quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;

b) Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định phân loại, điều chỉnh hệ thống quốc lộ; quy định việc đấu nối vào đường bộ; quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ và công bố về tải trọng, khổ giới hạn của quốc lộ; quy định về báo hiệu đường bộ; quy định tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ, tổ chức và hoạt động của trạm kiểm tra tải trọng xe; quy định việc cấp giấy phép lưu hành cho xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng, xe bánh xích, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và tổ chức thực hiện;

c) Xây dựng trình Bộ trưởng để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành cơ chế tạo nguồn vốn cho xây dựng, quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và tổ chức thực hiện;

d) Tổ chức giao thông trên hệ thống quốc lộ, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt; tổ chức quản lý, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Tổng cục Đường bộ Việt Nam quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật;

đ) Hướng dẫn công tác quản lý, khai thác và bảo trì đường địa phương; tổng hợp tình hình phát triển hệ thống đường địa phương trong phạm vi cả nước;

e) Xây dựng đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì quốc lộ; trình Bộ trưởng ban hành khung giá bảo dưỡng thường xuyên tài sản hạ tầng đường bộ thuộc Bộ quản lý;

g) Xây dựng mức phí, lệ phí đường bộ, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức hoạt động thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;

h) Phối hợp với cơ quan có liên quan và chính quyền địa phương bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông và hành lang an toàn đường bộ;

i) Tổ chức đấu thầu, đặt hàng hoặc giao kế hoạch thực hiện sản xuất, cung ứng sản phẩm và dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì quốc lộ theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam trong công tác bảo trì và quản lý công trình đường bộ. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo thêm tại Thông tư 52/2013/TT-BGTVT

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào