Quy định của pháp luật đối với vật chắn đường ngang có người gác
Đối với vật chắn đường ngang có người gác được quy định tại Điều 29 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:
1. Trên đường bộ hai bên đường sắt trong phạm vi đường ngang phải đặt chắn cách mép ray ngoài cùng 6 m. Trường hợp địa hình hạn chế, chắn không được vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc của đường sắt.
2. Chắn có 2 loại: cần chắn và giàn chắn.
3. Quy cách, tiêu chuẩn kỹ thuật của cần chắn, giàn chắn và thao tác đóng, mở chắn theo Phụ lục 6 của Thông tư này.
4. Thời gian đóng chắn
a) Hai phía đường bộ đi vào đường ngang phải được đóng chắn hoàn toàn trước khi tàu đến đường ngang ít nhất: 60 giây đối với chắn điện và tời; 90 giây đối với chắn thủ công;
b) Không đóng chắn trước quá 3 phút đối với đường ngang cấp I, cấp II và quá 5 phút đối với đường ngang cấp III trước khi tàu đến đường ngang; trừ đường ngang có quy định riêng của Bộ Giao thông vận tải.
Như vậy, tại các nơi đường bộ giao với đường sắt có người canh gác sẽ được bố trí các loại vật chắn, để chắn các phương tiện giao thông qua lại lúc đoàn tàu chạy qua nhằm đảm bảo an tòa cho tàu và những phương tiện tham gia giao thông khác, với các vật chắn tại các đường ngang có nhà gác thì có 2 loại vật chắn đó là cần chắn và giàn chắn, về quy cách, tiêu chuẩn, và cách thức hoạt dộng của vật chắn của vật chắn thì được pháp luật quy định cụ thể. Và để đảm bảo an tòa cho các phương tiện tham gia giao thông nhưng cũng để tránh việc tắc nghẽn giao thông do việc nhường đường cho tàu chạy qua pháp luật cũng có quy định về thời gian đóng chắn của vật chắn đó là 60 giây đối với chẵn có điều khiển và 90 giây đối với đóng chắn bằng tay, và pháp luật cũng có quy định không được đóng chắn quá lâu.
Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về vật chắn đường ngang nơi có người gác. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng
Thư Viện Pháp Luật