Thiết bị thông tin tại nhà gác đường ngang được quy định như thế nào?
Các thiết bị thông tin tại nhà gác đường ngang được quy định như tại Điều 27 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
1. Trong nhà gác đường ngang phải có các thiết bị thông tin tín hiệu như điện thoại; thiết bị thông báo tự động cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang; thiết bị có khả năng ghi nhận, lưu trữ những liên lạc giữa trực ban chạy tàu và nhân viên gác đường ngang.
2. Đối với đường ngang trên đường sắt chuyên dùng có tốc độ chạy tàu nhỏ hơn hoặc bằng 30 km/h, việc bố trí thiết bị thông tin do cấp có thẩm quyền quyết định nhưng phải đảm bảo đủ thông tin cho nhân viên gác chắn biết khi tàu tới gần đường ngang.
Như vậy để đảm bảo đường sắt hoạt động tốt, bảo đảm an toàn cho tàu, người và các phương tiện giao thông qua đường ngang, thì trong mỗi nhà gác sẽ được cung cấp các thiết bị truyền thông tin, để truyền các thông tin cần thiết đến việc di chuyển của tàu giữa những tổ lái trên tàu và những người gác đường ngang. Khi tàu gần tới đường ngang tổ lái trên tàu có trách nhiệm truyền các thông tin, dữ liệu cần thiết cho người trực đường ngang biết, người trực đường ngang sẽ thực hiện các công việc cần thiết của mình theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều Điều 54 Luật đường sắt 2005: Đóng, mở chắn đường ngang kịp thời, bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ khi phương tiện giao thông đường sắt chạy qua đường ngang.
Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về các thiết bị thông tin tại nhà gác đường ngang. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật