Đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định như thế nào?

Đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi là Minh Thạch, một cán bộ đang làm việc trong một cơ quan nhà nước, tôi có thắc mắc muốn được hỏi Ban biên tập Thư Ký Luật như sau, đối với đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định như thế nào? Tôi có thể tìm hiểu vấn đề này tại văn bản nào? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!Minh Thạch (minhthach***@gmail.com)

Đường sắt trong phạm vi đường ngang được quy định Điều 17 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định về như sau:

Đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

1. Yêu cầu về kỹ thuật:

a) Dọc theo má tác dụng của ray chính trên đường thẳng hoặc trên đường cong bán kính từ 500 m trở lên phải có khe ray rộng 75 milimét (mm), trường hợp nằm trên đường cong có bán kính nhỏ hơn 500 m phải có khe ray rộng bằng 75 mm + 1/2 gia khoan đường cong (độ mở rộng trong đường cong);

b) Chiều sâu khe ray ít nhất là 45 mm;

c) Chiều dài đoạn có khe ray ít nhất phải bằng bề rộng giữa 2 vai đường bộ;

d) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng bê tông nhựa phải dùng ray hộ bánh để tạo khe ray; cao độ ray hộ bánh bằng cao độ ray chính;

đ) Trường hợp mặt đường bộ trong lòng đường sắt bằng các tấm đan bê tông cốt thép, mép tấm đan sát ray chính phải có cấu tạo đặc biệt để tạo khe ray;

e) Hai đầu khe ray phải nới rộng vào phía trong lòng đường sắt để chỗ đầu mút khe ray rộng 250 mm, phải liên kết chặt chẽ với tà vẹt; điểm bắt đầu nới rộng cách đầu mút khe ray 500 mm;

g) Không đặt mối nối ray trong phạm vi đường ngang. Nếu đường ngang dài phải hàn liền mối ray, khi chưa hàn được thì dồn ray làm cháy mối;

h) Các phối kiện nối giữ ray phải đầy đủ, liên kết chặt chẽ.

2. Yêu cầu về vật liệu:

a) Tà vẹt đặt trong phạm vi đường ngang dùng tà vẹt bê tông cốt thép, hạn chế dùng tà vẹt sắt hoặc tà vẹt gỗ. Nếu đặt tà vẹt gỗ thì phải dùng loại gỗ tốt có ngâm tẩm dầu phòng mục;

b) Nền ba lát tại đường ngang phải sạch, đủ độ dày và bảo đảm tiêu chuẩn quy định.

Như vậy, đoạn đường sắt trong phạm vi đường ngang bởi đặc tính của nó là giao với đường bộ nên các tiêu chí yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật cũng được quy định khác hơn, vì phải vừa đảm bảo việc hoạt động bình thường của đoàn tàu, vừa đảm bảo an toàn cho các phương tiện giao thông khi đi qua khu vực này, nên kết cấu của nó cũng khác so với các đoạn đường sắt thông thường khác như về chiều sâu của khe, độ rộng của khe đến mép đường, và tiêu chuẩn khác theo quy định, bên cạnh yêu cầu về kỹ thuật còn phải đảm bảo các yêu cầu về vật liệu theo quy định của pháp luật.

Trên đây là câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật về đoạn sắt trong phạm vi đường ngang. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào