Có phải trả lãi chậm trả khi hợp đồng không quy định?
Việc tính lãi chậm trả, nếu các bên không thỏa thuận thì sẽ được tính theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn đòi tiền lãi chậm trả trong trường hợp này là hợp lý. Ban biên tập xin thông tin đến bạn một số căn cứ pháp lý như sau:
Điều 357 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn tại thời điểm trả nợ.
Căn cứ vào các quy định trên, nếu giữa bạn và người vay có thoả thuận về việc người vay phải trả lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì mặc dù, việc bạn cho anh người vay vay tiền là không tính lãi nhưng bạn vẫn có quyền yêu cầu người vay phải trả lãi cho bạn đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ.
Trong trường hợp, giữa bạn và người vay không có thoả thuận về việc anh người vay phải trả lãi khi chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ, thì bạn không có quyền yêu cầu anh người vay phải trả lãi cho bạn trong thời gian chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc trả lãi chậm trả khi hợp đồng không quy định. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật