Phân loại đường ngang trong giao thông đường sắt
Phân loại đường ngang trong giao thông đường sắt được quy định Điều 5 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau.
1. Theo thời gian sử dụng
a) Đường ngang sử dụng lâu dài;
b) Đường ngang sử dụng có thời hạn.
2. Theo hình thức tổ chức phòng vệ
a) Đường ngang có người gác;
b) Đường ngang không có người gác, bao gồm: Đường ngang cảnh báo tự động và đường ngang biển báo.
3. Theo tính chất phục vụ
a) Đường ngang công cộng;
b) Đường ngang chuyên dùng.
Như vậy, dựa vào đặc điểm, tính chất, mục đich mà phân loại thành các loại đương ngang khác nhau như:
Theo thời gian sử dụng là việc sử dụng đường ngang đó là lâu dài hay trong một khoảng thời gian ngắn trong một khoảng thời gian nhất
Theo hình thức tổ chức phòng vệ là đường ngang có người trực gác để báo hiệu hoặc đường ngang có biển báo tự động, các biển báo thông thường khác.
Còn phân theo tính chất phục vụ thì đường ngang sử dụng vào mục đích giao thông thông thường, hoặc đường ngang chỉ phục vụ một vài mục đích.
Trên đây là nội dung câu trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật phân loại đường ngang trong giao thông đường sắt. Để hiểu rõ và chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể tìm đọc và tham khảo thêm tại Thông tư 62/2015/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật