Từ năm 2017, chủ hụi vỡ nợ thì phải làm sao?
Chơi hụi là một hoạt động được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.
Như vậy, về cơ bản đây vẫn là một dạng giao dịch dân sự, do các bên thỏa thuận trong khuôn khổ pháp luật. Nếu mẹ bạn chứng minh được việc mẹ bạn không thực hiện được việc thanh toán tiền hụi cho những thành viên hụi khác là do bị các đối tượng khác lừa mẹ bạn và giữa các bên cũng đã có giấy thỏa thuận trả nợ với nhau tại cơ quan công an là 800 triệu trả 400 triệu thì như thế có thế thấy rằng mục đích và thiện chí của mẹ bạn trong trường hợp này là rất muốn trả nợ cho các thành viên hụi và một điểm hết sức quan trọng là mẹ bạn không có dấu hiệu lừa đảo hay lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tiền của họ nên cơ quan công an không thể tiến hành xử lý hình sự đối với mẹ bạn được nếu như họ không chứng minh được mẹ bạn có hành vi vi phạm.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về xử lý khi chủ hụi bị vỡ nợ. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật