Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của hợp tác xã do thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải dỡ bỏ tài sản cố định cũ
Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của hợp tác xã do thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải dỡ bỏ tài sản cố định cũ được quy định Khoản 5 Điều 9 Thông tư 83/2015/TT-BTC hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành. Cụ thể là:
Trường hợp khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc xử lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ thực hiện như đối với trường hợp thanh lý, nhượng bán tài sản cố định.
Căn cứ quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn ở trên thì việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của hợp tác xã do thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải dỡ bỏ tài sản cố định cũ được thựa hiện sau khi được đại hội thành viên biểu quyết thông qua:
- Trường hợp 1: Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của hợp tác xã do thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải dỡ bỏ tài sản cố định cũ có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì chỉ được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 75% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
- Trường hợp 2: Việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của hợp tác xã do thực hiện dự án đầu tư xây dựng phải dỡ bỏ tài sản cố định cũ có giá trị nhỏ hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thì chỉ được đại hội thành viên thông qua khi có ít nhất 50% tổng số đại biểu có mặt biểu quyết tán thành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản, xử lý tài sản cố định của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên thảm khảo quy định tại Thông tư 83/2015/TT-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật