Người lao động bị suy giảm khả năng lao động như thế nào thì mới được nhận trợ cấp?
Theo quy định tại Điều 47 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên được hưởng trợ cấp hằng tháng bằng 30% mức lương cơ sở. Cụ thể mức trợ cấp như sau:
Mức trợ cấp hằng tháng được hưởng:
- Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
- Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.
Trong trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động, thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng giám định y khoa.
Thời điểm hưởng trợ cấp được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện.
Ngoài ra, Luật Bảo hiểm xã hội cũng quy định, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ tình trạng thương tật, bệnh tật.
Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên mà bị liệt cột sống hoặc mù hai mắt hoặc cụt, liệt hai chi hoặc bị bệnh tâm thần thì ngoài mức hưởng quy định tại Điều 47 của Luật này, hằng tháng còn được hưởng trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mức suy giảm lao động mà người lao động được nhận trợ cấp. Để có thể hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết tại Luật bảo hiểm xã hội 2014.
Trân trọng!