Quy định về hợp pháp hóa lãnh sự

Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Hoài Tâm, hiện đang sinh sống tại Biên Hòa, Đồng Nai. Tôi có một số vấn đề này thắc mắc, muốn được Ban biên tập tư vấn giúp tôi như sau: Hợp pháp hóa lãnh sự là gì? Cơ quan nào làm hợp pháp hóa lãnh sự? Các giấy tờ của người nước ngoài do ai dịch và công chứng? Mong sớm nhận được phản hồi của anh/chị. Tôi chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Hoài Tâm (nguyentam***@gmail.com)

 - Về khái niệm của hợp pháp hóa lãnh sự căn cứ Khoản 2 Điều 2 Nghị định 111/2011/NĐ-CP có quy định: "Hợp pháp hóa lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam."

- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự: Căn cứ Điều 5 Nghị định 111/2011/NĐ-CP được hướng dẫn bởi Điều 1 Thông tư 01/2012/TT-BNG.

- Về bản dịch và công chứng bản dịch: Căn cứ Điều 61 Luật công chứng 2014 (Cộng tác viên phiên dịch quy định tại Khoản này được hướng dẫn bởi Điều 21 Thông tư 06/2015/TT-BTP) như sau:

1. Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Để hiểu rõ hơn về nội dung này. Bạn vui lòng tham khảo thêm Nghị định 111/2011/NĐ-CP và các văn bản vừa nêu.

Trân trọng!

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào