Đối tượng được hưởng chính sách tín dụng, ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn
Đối tượng được hưởng chính sách tín dụng, ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2017/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Quyết định 2085/QĐ-TTg phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 07/07/2017. Cụ thể là:
Đối tượng chưa có hoặc thiếu đất sản xuất theo mức bình quân chung của địa phương quy định tại Điểm a Khoản 2, Điều 1 được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để tạo quỹ đất hoặc chuyển đổi nghề; đối tượng là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn có phương án sử dụng vốn vay sản xuất kinh doanh được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Căn cứ quy định trên, thì trường hợp gia đình chồng của bạn là hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo nằm trong vùng đặc biệt khó khăn đã có phương án sử dụng vốn để đầu tư trồng cây dược liệu trên mảnh đất rừng của giia đình thì được hưởng chính sách ưu đãi vay vốn tại Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển sản xuất cây dược liệu theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, còn được hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi nhưng không vượt quá mức cho vay tối đa áp dụng đối với hộ nghèo trong từng thời kỳ; thời hạn vay tối đa là 10 năm; lãi suất cho vay bằng 50% lãi suất cho vay hộ nghèo theo từng thời kỳ để tạo quỹ đất sản xuất, làm dịch vụ hoặc làm nghề khác để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững theo quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 Quyết định số 2085/QĐ-TTg (trừ trường hợp đã vay vốn theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP )
Trên đây là nội dung tư vấn của ban biên tập Thư Ký Luật về đối tượng được hưởng chính sách tín dụng, ưu đãi vùng dân tộc thiểu số và vùng núi đặc biệt khó khăn. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 02/2017/TT-UBDT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật