Khi bị bạo hành gia đình thì liên hệ với cơ quan nào để được giúp đỡ?
Đối với vấn đề thứ nhất, theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 thì khi xảy ra bạo lực gia đình, nạn nhân phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực (trưởng thôn, trưởng khu phố) để được can thiệp và bảo vệ kịp thời. Trừ các trường hợp sau:
- Khi nạn nhân được chăm sóc tại cơ sơ khám bệnh, chữa bệnh thì nhân viên y tế khi thực hiện nhiệm vụ của mình có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
- Đối với cơ sở hỗ trợ bạo lực gia đình và cơ sở tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình thì viên tư vấn trong quá trình tư vấn cho nạn nhân bạo lực gia đình, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin về nạn nhân bạo lực gia đình; trường hợp phát hiện hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm phải báo ngay cho người đứng đầu cơ sở để báo cho cơ quan công an nơi gần nhất.
Đối với vấn đề thứ hai, khi tài sản chung của vợ chồng thì việc một người đứng tên trên giấy tờ không có nghĩa là tài sản đó là tài sản riêng của người đứng tên. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì đối với tài sản đang tranh chấp, nếu không có căn cứ để chứng minh đó là tài sản riêng thì sẽ được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Quy định này có nghĩa là người nào muốn xác định tài sản do mình đứng tên là tài sản riêng của mình thì phải đưa ra chứng cứ chứng minh điều đó.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hai vấn đề là việc báo tin khi xảy ra bạo lực gia đình và vấn đề phân chia tài sản khi tiến hành ly hôn. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, bạn vui lòng tham khảo chi tiết Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 và Luật hôn nhân và gia đình 2014
Trân trọng!