Bộ trưởng các bộ có được ký ban hành Thông tư liên tịch dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật không?
- Theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Do đó, từ ngày 01/07/2016 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính không được cùng ký ban hành Thông tư liên tịch dưới dạng văn bản Quy phạm pháp luật.
- Theo quy định tại Khoản 11 Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 (hết hiệu lực từ ngày 01/07/2016), các Bộ trưởng được quyền ban hành Thông tư liên tịch dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật. Do đó, trước ngày này thì Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính được quyền cùng ký ban hành Thông tư liên tịch dưới dạng văn bản Quy phạm pháp luật.
- Theo quy định được nêu tại Khoản 8 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền kết hợp với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng thông tư liên tịch.
- Ngoài ra, theo Khoản 15 Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì UBND cấp xã (UBND xã, phường, thị trấn) được ban hành văn bản quy phạm pháp luật dưới dạng Quyết định.
Như vậy, có thể kết luận lại rằng, kể từ ngày 01/07/2016 văn bản được ký giữa Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo và Bộ trưởng Bộ Tài chính không được xem là Thông tư liên tịch; Tòa án nhân dân TP.HCM thì không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Ủy ban nhân dân phường thì có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật, để hiểu rõ hơn nội dung này, bạn vui lòng tham khảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.