Quyền kiểm tra của Cấp điều độ phân phối tỉnh trong hệ thống điện quốc gia
Quyền kiểm tra của Cấp điều độ phân phối tỉnh trong hệ thống điện quốc gia được quy định tại Điều 18 Thông tư 40/2014/TT-BCT Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia, theo đó:
1. Tổ máy phát của nhà máy điện nhỏ được phân cấp quyền điều khiển cho cấp điều độ quận, huyện quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư này.
2. Lưới điện trung áp thuộc quyền điều khiển của cấp điều độ quận, huyện và lưới điện thuộc phạm vi quản lý của đơn vị phân phối và bán lẻ điện mà việc thay đổi kết lưới dẫn đến thay đổi chế độ vận hành bình thường của hệ thống điện phân phối thuộc quyền điều khiển.
3. Nguồn cấp điện tự dùng của trạm điện hoặc nguồn cấp điện tự dùng của nhà máy điện nhỏ thuộc quyền điều khiển của Cấp điều độ phân phối tỉnh.
4. Nguồn diesel của khách hàng có đấu nối với lưới điện phân phối, trừ trường hợp phân cấp cho Cấp điều độ phân phối quận, huyện.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay nhu cầu sử dụng năng lượng điện ngày càng tăng. Bởi vì năng lượng điện có giá thành rẻ và sử dụng cho tất cả các ngành sản xuất. Để vận hành một mạng lưới điện phục vụ cho toàn đất nước thì cần đó một trung tâm điều độ. Đó chính là trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia.
Nhiệm vụ của công tác điều độ hệ thống điện quốc gia bao gồm các nhiệm vụ chính sau:
- Cung cấp điện an toàn, liên tục;
- Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn bộ HTĐ Quốc gia;
- Đảm bảo chất lượng điện năng;
- Đảm bảo HTĐ Quốc gia vận hành kinh tế nhất.
Điều độ hệ thống điện quốc gia được phân thành 03 cấp chính là cấp điều độ quốc gia, cấp điều độ miền, cấp điều độ phân phối. Cấp điều độ phân phối được chia thành 02 cấp là cấp điều độ phân phối tỉnh và cấp điều độ phân phối quận huyện. Mỗi cấp điều độ có quyền điều khiển, quyền kiểm tra và quyền nắm thông tin riêng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền kiểm tra của Cấp điều độ phân phối tỉnh trong hệ thống điện quốc gia. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo tại Thông tư 40/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật