Nội dung của hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài
a) Hình thức thuê;
b) Tư cách pháp lý của các bên tham gia hợp đồng thuê tàu bay;
c) Thời hạn thuê;
d) Số lượng, loại và tuổi tàu bay thuê;
đ) Quốc tịch tàu bay;
e) Giấy chứng nhận liên quan đến tàu bay;
g) Thoả thuận về việc mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người thứ ba ở mặt đất;
h) Tổ chức chịu trách nhiệm khai thác, bảo dưỡng tàu bay theo Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay.
Liên quan đến vấn đề này, chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn một số thông tin như sau:
Trong hợp đồng thuê tàu bay, bên thuê tàu bay thường là các hãng hàng không được cấp Giấy chứng nhận người khai thác tàu bay (Aircraft Operator Certificate) còn bên cho thuê tàu bay là các công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tàu bay hoặc các hãng hàng không. Theo đó, trong suốt thời hạn thuê, bên cho thuê vẫn là chủ sở hữu đối với tàu bay được thuê và do vậy, các rủi ro liên quan đến quyền sở hữu tàu bay do bên cho thuê gánh chịu.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, một trong các bên có thể hủy ngang căn cứ vào những điều kiện nhất định và trong các điều khoản của hợp đồng thuê thông thường sẽ không bao gồm điều khoản về việc bên thuê sẽ mua lại tàu bay sau khi kết thúc thời hạn hợp đồng thuê khai thác. Sau khi hết hạn hợp đồng thuê theo thỏa thuận của các bên, bên thuê tàu bay phải hoàn trả lại tàu bay thuê cho bên cho thuê.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nội dung của hợp đồng thuê, cho thuê tàu bay giữa tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật