Áp dụng biện pháp bảo đảm trong hoạt động bao thanh toán như thế nào?

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên khoa Luật trường Đại học Mở TP.HCM. Hiện tại, em đang học môn Pháp luật về Ngân hàng. Trong đó, khi tìm hiểu về hoạt động bao thanh toán, em gặp một vài khó khăn, mong được anh chị hỗ trợ. Em phân vân không biết trong hợp đồng bao thanh toán, việc áp dụng biện pháp bảo đảm có khác gì so với biện pháp bảo đảm trong các giao dịch dân sự hay không? Em có thể tham khảo thêm nội dung này tại đâu? Rất mong nhận được hỗ trợ từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Võ Ưu Tư (tuvo***@gmail.com)

Việc áp dụng biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán được quy định tại Điều 17 Thông tư 02/2017/TT-NHNN quy định về hoạt động bao thanh toán của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (có hiệu lực từ ngày 30/9/2017). Cụ thể như sau:

1. Việc áp dụng biện pháp bảo đảm hoặc không áp dụng biện pháp bảo đảm do đơn vị bao thanh toán và khách hàng thoả thuận. Việc thỏa thuận về biện pháp bảo đảm của đơn vị bao thanh toán với khách hàng phù hợp với quy định của pháp luật về biện pháp bảo đảm và pháp luật có liên quan.

2. Đơn vị bao thanh toán quyết định và chịu trách nhiệm về việc không áp dụng biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán.

3. Khách hàng, bên bảo đảm phải phối hợp với đơn vị bao thanh toán để xử lý tài sản bảo đảm khi có căn cứ xử lý theo hợp đồng bao thanh toán, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc áp dụng biện pháp bảo đảm cho hoạt động bao thanh toán. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 02/2017/TT-NHNN. 

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào