Xử lý cô giáo mầm non dùng dép đánh vào mặt trẻ như thế nào?
Hành vi bạo hành với học sinh của hai cô giáo mầm non có dấu hiệu của tội Hành hạ người khác theo quy định tại Điều 110 Bộ luật hình sự 1999:
Việc không đề nghị xử lý hình sự hai cô giáo, không yêu cầu bồi thường dân sự thì các cô chỉ bị phạt hành chính 2,5 triệu đồng có được coi là hình phạt hợp lý, cần phải làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất, đây không phải là vụ án thuộc trường hợp chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại (Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định một số vụ án về các tội phạm chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại) nên dù cho phụ huynh của các cháu bị bạo hành không đề nghị xử lý hình sự hai cô giáo nhưng nếu căn cứ vào các tình tiết của sự việc, nếu xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với hai cô giáo.
Thứ ba, nếu sau quá trình điều tra, xét thấy vụ việc chưa đến mức phải xử lý hình sự, thì việc xử phạt cô hành chính 2,5 triệu đồng mỗi người là phù hợp với quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
Trong trường hợp này, nếu chỉ do nhất thời nóng giận, không kiềm chế được bản thân nên hai cô giáo mới có các hành vi không đúng như nêu trên thì việc không xử lý hình sự là hợp lý, bởi lẽ để xử lý về tội hành hạ người khác thì thông thường hành vi hành hạ phải được lặp đi lặp lại kéo dài ít nhất từ 2 lần trở lên. Tuy nhiên, nếu quá trình điều tra chứng minh các hành vi đánh đập, hành hạ nêu trên kéo dài thì cần xử lý hình sự.
Thư Viện Pháp Luật