Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính để thi hành án trong thi hành án dân sự được quy định như thế nào?
Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính đẻ thi hành án đôi với trường hợp có lỗi gây ra thiệt hại trong thi hành án dân sự được quy định tại Điều 14 Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT -BTP-BTC hướng dẫn bảo đảm tài chính từ ngân sách nhà nước để thi Thi hành án do Bộ trưởng Bộ tư pháp – Bộ Tài chính ban hành, có quy định về vấn đề này như sau:
1. Hàng năm, căn cứ thực tế bảo đảm tài chính để thi hành án của năm trước, các Bộ, ngành trung ương; các cơ quan chuyên môn ở địa phương phối hợp với cơ quan tài chính cùng cấp lập dự toán kinh phí bảo đảm thi hành án để tổng hợp vào dự toán ngân sách cấp mình và ngân sách nhà nước, trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Dự toán ngân sách bảo đảm tài chính để thi hành án chỉ được sử dụng khi phát sinh việc cấp kinh phí chi trả để thi hành án,
không phân bổ cho các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm thực hiện việc thi hành án.
3. Kết thúc năm tài chính, các cơ quan, tổ chức phải thi hành án có trách nhiệm quyết toán khoản kinh phí được ngân sách nhà nước bảo đảm để thi hành án theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Như vậy hàng năm các cơ quan nhà nước có liên quan sẽ lập dự toán và quyết toán khoản kinh phí được ngân sách nhà nước bảo đảm để thi hành án theo quy định của pháp luật.
Trên đây là nội dung của Ban bên tập Thư Ký Luật, về việc Lập dự toán, quyết toán tiền bảo đảm tài chính đẻ thi hành án đôi với trường hợp có lỗi gây ra thiệt hại trong thi hành án dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề, bạn có thể tham khảo tại Thông tư liên tịch 07/2016/TTLT -BTP-BTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật