Tiêu chuẩn đối với trưởng tàu
Tiêu chuẩn đối với trưởng tàu được quy định tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
a) Có một trong các bằng, chứng chỉ chuyên môn về trưởng tàu, trực ban chạy tàu hoặc có một trong các bằng tốt nghiệp cao đẳng nghề, trung cấp nghề điều hành chạy tàu hỏa hoặc có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên về chuyên ngành vận tải đường sắt;
b) Đã qua thực tế làm các công việc sau đây:
- Đối với trưởng tàu khách: có ít nhất 01 năm làm phó tàu khách phụ trách an toàn;
- Đối với trưởng tàu hàng: có ít nhất 01 năm trực tiếp làm công tác với chức danh trưởng dồn hoặc thử việc chức danh trưởng tàu hàng không quá 30 ngày;
c) Đã qua kỳ kiểm tra lý thuyết, thực hành đạt yêu cầu về nghiệp vụ trưởng tàu do doanh nghiệp sử dụng chức danh trưởng tàu tổ chức.
Ngoài ra, tiêu chuẩn đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu (trong đó có trưởng tàu) cũng được quy định tại Khoản 2 Điều 46 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật đường sắt do Văn phòng Quốc hội ban hành. Ban biên tập thông tin để bạn có thể tham khảo thêm, cụ thể:
- Có bằng, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh do cơ sở đào tạo được Bộ Giao thông vận tải công nhận cấp;
- Có giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sức khỏe theo định kỳ do Bộ Y tế quy định;
- Đối với lái tàu, ngoài các điều kiện quy định tại khoản này còn phải có giấy phép lái tàu.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chuẩn đối với trưởng tàu. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2010/TT-BGTVT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật