Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm là gì?

Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm là gì? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Minh Lộc, em đang là sinh viên tại ĐH GTVT Hà Nội, Khoa Công trình. Để hoàn thành bài báo cáo của mình, em có thắc mắc muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp em. Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm là gì và trách nhiệm của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (minhloc***@yahoo.com.vn)

Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được định nghĩa tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư 38/2010/TT-BGTVT Quy định về tiêu chuẩn chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, điều kiện cơ sở đào tạo và nội dung, chương trình đào tạo nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm: là người kiểm tra theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, canh gác báo cáo cấp trên theo quy định; sửa chữa, giải quyết kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ, tham gia bảo trì cầu, đường, hầm theo phân công; kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông; tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.

Ngoài ra, trách nhiệm của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật đường sắt do Văn phòng Quốc hội ban hành như sau:

- Kiểm tra theo dõi thường xuyên, phát hiện kịp thời các hư hỏng, chướng ngại và xử lý bảo đảm an toàn chạy tàu trong phạm vi địa giới được phân công; ghi chép đầy đủ vào sổ tuần tra, canh gác và báo cáo cấp trên theo quy định;

- Sửa chữa, xử lý kịp thời các hư hỏng, chướng ngại nhỏ; tham gia bảo trì đường, cầu, hầm theo phân công;

- Kịp thời phòng vệ, nhanh chóng thông tin hoặc báo hiệu dừng tàu khi phát hiện thấy hư hỏng, chướng ngại có nguy cơ làm mất an toàn giao thông vận tải đường sắt; tham gia bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt và phương tiện giao thông đường sắt trong phạm vi được phân công.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm và trách nhiệm của nhân viên tuần đường, tuần cầu, tuần hầm. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 38/2010/TT-BGTVT và Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH năm 2015 hợp nhất Luật đường sắt do Văn phòng Quốc hội ban hành.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào