Các hình thức nào kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của cơ quan quản lý chất lượng hoặc tự kiểm tra xuất xưởng?

Các hình thức nào kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của cơ quan quản lý chất lượng hoặc tự kiểm tra xuất xưởng? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là Quỳnh Quyết. Tôi đang làm việc tại công ty TNHH SX-TM-DV ô tô Gia Khang. Công ty tôi có sản xuất hàng loạt linh kiện lắp ráp xe cơ giới nhưng về vấn đề kiểm tra xuất xưởng, chúng tôi được biết là có 2 hình thức kiểm tra xuất xưởng nhưng không biết trường hợp của công ty tôi có thể tự kiểm tra xuất xưởng được hay không? Và có văn bản nào quy định về điều kiện tự kiểm tra xuất xưởng không? Mong Ban biên tập có thể tư vấn giúp cho tôi. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! (0168***)

Các hình thức kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của cơ quan quản lý chất lượng hoặc tự kiểm tra xuất xưởng được quy định tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư 30/2011/TT-BGTVT Thông tư 30/2011/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong sản xuất, lắp ráp xe cơ giới do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:

Từng sản phẩm sản xuất hàng loạt phải được Cơ sở sản xuất kiểm tra chất lượng xuất xưởng (gọi tắt là kiểm tra xuất xưởng) theo một trong hai hình thức kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan quản lý chất lượng (QLCL) hoặc tự kiểm tra xuất xưởng:

a) Kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của Cơ quan QLCL.

Cơ quan QLCL thực hiện giám sát việc kiểm tra xuất xưởng (gọi tắt là giám sát) tại các Cơ sở sản xuất, lắp ráp xe cơ giới chở người hoặc xe cơ giới được lắp ráp từ linh kiện rời trong các trường hợp sau:

- Cơ sở sản xuất lần đầu tiên sản xuất, lắp ráp xe cơ giới;

- Cơ sở sản xuất có chất lượng sản phẩm không ổn định. Chất lượng sản phẩm được coi là không ổn định nếu tỉ lệ giữa số sản phẩm không đạt yêu cầu, phải giám sát lại và tổng số sản phẩm được giám sát như sau:

+ Lớn hơn 5% tính cho cả đợt giám sát hoặc

+ Lớn hơn 10% tính cho một tháng bất kỳ của đợt giám sát.

- Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến kiểm tra chất lượng nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy chứng nhận.

Các nội dung giám sát được quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này. Thời gian của một đợt giám sát là 06 tháng (có sản phẩm xuất xưởng) hoặc 500 sản phẩm tùy theo yếu tố nào đến trước.

Sau đợt giám sát, nếu chất lượng sản phẩm ổn định và Cơ sở sản xuất thực hiện đúng quy định liên quan đến kiểm tra chất lượng thì sẽ được áp dụng hình thức tự kiểm tra xuất xưởng theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Tự kiểm tra xuất xưởng

Các Cơ sở sản xuất không thuộc diện phải giám sát quy định tại điểm a khoản này được tự thực hiện việc kiểm tra xuất xưởng theo các quy định hiện hành.

Cơ quan QLCL có thể kiểm tra đột xuất. Nếu kết quả kiểm tra đột xuất cho thấy Cơ sở sản xuất vi phạm các quy định liên quan đến việc kiểm tra chất lượng sản phẩm thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị thu hồi giấy chứng nhận hoặc phải áp dụng hình thức giám sát như quy định tại điểm a khoản này.

Theo quy định của pháp luật nêu trên, nếu bạn đối chiếu và nhận thấy sản phẩm sản xuất hàng loạt của công ty bạn không thuộc các đối tượng được nêu ở khoản a thì công ty bạn có thể tiến hành tự kiểm tra xuất xưởng.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hình thức kiểm tra xuất xưởng có sự giám sát của cơ quan quản lý chất lượng hoặc tự kiểm tra xuất xưởng. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 30/2011/TT-BGTVT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào