Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông khi nhận hồ sơ, công việc của các đơn vị trình lãnh đạo Bộ
Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông khi nhận hồ sơ, công việc của các đơn vị trình lãnh đạo Bộ được quy định tại Khoản 2 Điều 22 Quy chế làm việc của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành kèm theo Quyết định 727/QĐ-BTTTT. Theo đó, khi nhận được hồ sơ đề án, công việc của các đơn vị, địa phương gửi trình Lãnh đạo Bộ, Văn phòng Bộ có nhiệm vụ:
a) Rà soát về mặt thủ tục: Nếu hồ sơ đề án, công việc trình không đúng theo quy định, trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng Bộ gửi lại đơn vị trình và nêu rõ yêu cầu để thực hiện đúng quy định. Đối với những vấn đề cần giải quyết gấp, Văn phòng Bộ làm Phiếu báo cho đơn vị trình bổ sung thêm hồ sơ, đồng thời báo cáo Lãnh đạo Bộ biết.
b) Rà soát về mặt thể thức văn bản: Nếu nội dung đề án, công việc trình không thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ trưởng, không bảo đảm phù hợp giữa nội dung hồ sơ và nội dung của dự thảo văn bản sẽ ban hành hoặc hồ sơ chưa đủ, rõ để có thể ra quyết định, trong thời gian không quá 02 ngày làm việc, Văn phòng Bộ trả lại văn bản cho đơn vị trình và nêu rõ lý do trả lại.
c) Rà soát về nội dung: Nếu trong nội dung đề án, công việc còn có những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau về quan điểm xử lý giữa các đơn vị có liên quan, Văn phòng Bộ yêu cầu Chủ trì đề án giải trình thêm hoặc theo uỷ quyền của Lãnh đạo Bộ, Chánh Văn phòng tổ chức họp với Chủ trì đề án và các đơn vị liên quan hoặc gửi văn bản lấy thêm ý kiến các đơn vị khác để xử lý và báo cáo Lãnh đạo Bộ quyết định.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về nhiệm vụ của Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông khi nhận hồ sơ, công việc của các đơn vị trình lãnh đạo Bộ. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật