Chương trình công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông gồm những loại nào?
1. Chương trình công tác bao gồm: chương trình công tác năm, quý, tháng của Bộ, chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ.
2. Chương trình công tác năm: bao gồm các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực công tác; các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ. Các đề án phải xác định rõ cấp trình, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời hạn trình. Thời hạn trình các đề án trong chương trình công tác năm được dự kiến đến từng quý, từng tháng.
3. Chương trình công tác quý: là danh mục các đề án trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trong quý. Thời hạn trình các đề án trong chương trình công tác quý được xác định theo từng tháng.
4. Chương trình công tác tháng: các đơn vị căn cứ chương trình công tác quý để xây dựng và triển khai thực hiện chương trình công tác tháng. Chương trình công tác tháng đầu quý được xác định trong chương trình công tác quý.
5. Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ bao gồm các hoạt động của Bộ trưởng và các Thứ trưởng được xác định theo từng ngày trong tuần.
Đối với những chương trình công tác trên đây, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm căn cứ vào chương trình công tác của Bộ để chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc hoàn thành.Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ, kế hoạch đã định, phải kịp thời báo cáo xin ý kiến Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực hoặc Bộ trưởng trong trường hợp cần thiết và thông báo cho Văn phòng Bộ biết để điều chỉnh chương trình chung và tìm giải pháp khắc phục sau khi được Lãnh đạo Bộ cho phép.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các loại Chương trình công tác của Bộ Thông tin và Truyền thông. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Quyết định 727/QĐ-BTTTT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật