Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp là gì?

Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật, tôi tên là Anh Tường, hiện tại, tôi đang làm việc tại công ty vận tải đường bộ Xuân Diệu. Gần đây, công ty tôi có nhận một đơn hàng vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đi từ Cảng Sài Gòn về tới Đồng Nai. Vì chưa vận chuyển loại hàng hóa này bao giờ nên công ty tôi đang suy nghĩ không biết có nên nhận đơn hàng hay không. Có một vài thắc mắc tôi muốn nhờ Ban biên tập giải đáp giúp. Việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp là gì? Và chúng tôi có nghĩa vụ gì khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp? Văn bản nào quy định những vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! (Email: anh.tuong***@gmail.com)

Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp theo Khoản 9 Điều 3 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp là hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Vận chuyển nội bộ là vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trên các đường không giao cắt với đường thuỷ, đường bộ công cộng.

Để tiến hành hoạt động này, công ty bạn cần đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 24 Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp như sau:

hoạt động vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Vận chuyển nội bộ là vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp bên trong ranh giới mỏ, công trường hoặc cơ sở sản xuất, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp trên các đường không giao cắt với đường thuỷ, đường bộ công cộng.

Trong quá trình hoạt động, ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp có các quyền và nghĩa vụ sau:

a) Thực hiện việc vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đúng quy định trong giấy phép vận chuyển. Phải kiểm tra tình trạng hàng hoá, phương tiện vận chuyển trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần dừng đỗ, khắc phục ngay các hư hỏng nếu có;

b) Chỉ được tiến hành vận chuyển khi trên phương tiện vận chuyển có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm và các yêu cầu về sắp xếp, bao bì, nhãn mác hàng hoá vận chuyển thoả mãn quy định pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, quy định, quy chuẩn liên quan về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

c) Xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, phương án bảo vệ an ninh trật tự và biện pháp chữa cháy, biện pháp xử lý, liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp khẩn cấp khi phương tiện gặp sự cố trên đường vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp;

d) Phải có đủ người áp tải được trang bị công cụ hỗ trợ khi vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. Người áp tải cùng với người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển;

đ) Trừ các trường hợp khẩn cấp theo quy định tại điểm e, khoản này, cấm vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp xuyên qua trung tâm các khu vực đô thị, đông dân cư vào các giờ cao điểm; không dừng đỗ phương tiện vận chuyển tại các địa điểm đông dân cư, gần các trạm xăng dầu; không bốc, dỡ, chuyển hàng hoặc thay đổi điểm dừng, đỗ, tuyến đường quy định trong giấy phép vận chuyển;

e) Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố, tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh báo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép và loại trừ các khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông, thông báo ngay với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp. Bạn nên tham khảo thêm Nghị định 39/2009/NĐ-CP về vật liệu nổ công nghiệp để nắm rõ hơn quy định này.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào