Bệnh tích của bệnh Sảy thai truyền nhiễm

Bệnh tích của bệnh Sảy thai truyền nhiễm được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi tên là: Xuân Thủy, hiện đang làm bác sĩ thú y tại trạm vệ sinh thú y tỉnh Long An. Tôi có vấn đề thắc mắc cần được Ban biên tập giải đáp. Cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành quy định về bệnh tích của bệnh Sảy thai truyền nhiễm như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn! Email: xuan.thuy***@gmail.com 

Bệnh tích của bệnh Sảy thai truyền nhiễm được quy định tại Tiểu mục 1.4 Phụ lục 20 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

a) Ở bào thai của động vật bị sảy thai: Vỏ bọc thai dày lên, có nhiều điểm xuất huyết và phủ một lớp dịch nhớt, bẩn. Nước ối bẩn, đục, lẫn máu và màng giả. Trên núm nhau có nhiều điểm hoại tử, sưng to, đen, mềm. Nhau thai có những điểm hoại tử dạng hạt màu vàng trắng, bờ mặt đục. Cuống rốn có mủ, điểm hoại tử lấm tấm. Gan, lách, thận của thai bị viêm, xuất huyết và hoại tử.

b) Ở con cái: Hạch vú bị viêm sưng. Trên bề mặt da mỏng của bầu vú có những điểm hoại tử màu trắng xám, sữa có màu vàng.

c) Con đực: Dịch hoàn vùng thượng hoàn sưng to gấp 2 - 3 lần bình thường, màng ngoài đường sinh dục dày, có khi bị viêm khớp u mềm có mủ, xoang bao khớp có nhiều dịch nhày, đục, hơi sánh. Giai đoạn sau dịch hoàn teo, có những hạt hoại tử lổn nhổn.

d) Cơ quan phủ tạng: Gan lách bị sưng hay hoại tử.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về bệnh tích của bệnh Sảy thai truyền nhiễm. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này. 

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào