Khái niệm bệnh Giun xoắn ở gia súc
Khái niệm bệnh Giun xoắn được quy định tại Tiểu mục 1.1 Phụ lục 18 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
a) Bệnh Giun xoắn (Trichinelliasis) là một bệnh chung giữa lợn, lợn rừng, chó, chuột và người. Bệnh phân bố rộng ở hầu hết các nước trên thế giới. Bệnh gây ra do loài giun tròn Trichinella spiralis ký sinh ở ruột non của lợn và ấu trùng ký sinh ở cơ và tổ chức của lợn. Ấu trùng giun xoắn ký sinh tại các tổ chức cơ, được bọc bởi màng bao tạo thành kén (giun bao). Màng kén của ấu trùng có 2 lớp, màu trong, hình bầu dục hoặc hình tròn tùy loại vật chủ khác nhau.
b) Sức đề kháng: Ấu trùng giun xoắn có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài; ở trong kén, ấu trùng giun xoắn có sức đề kháng rất cao; trong thịt súc vật đã thối rửa, ấu trùng có thể sống được từ 2 đến 5 tháng trong kén. Nếu ra khỏi kén, ấu trùng sẽ chết nhanh chóng ở nhiệt độ 45°C đến 70°C. Ở nhiệt độ - 20°C, ấu trùng chết sau 20 ngày.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về khái niệm bệnh Giun xoắn. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật