Phân loại rừng theo loài cây như thế nào?

Phân loại rừng theo loài cây như thế nào? Chào các anh/chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi đang là sinh viên khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM. Hiện tại tôi đang muốn tìm hiểu những quy định về tiêu chí xác định và phân loại rừng, nhưng tôi gặp một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu các văn bản pháp luật về vấn đề này. Vì thế, tôi có một thắc mắc mong nhận được sự giải đáp từ phía anh/chị trong Ban biên tập. Phân loại rừng theo loài cây được quy định ra sao? Tôi có thể tham khảo nội dung này ở đâu? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. Thái Trinh (trinh***@gmail.com)  

Phân loại rừng theo loài cây được quy định tại Điều 7 Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:

1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.

a) Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.

- Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;

- Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên;

- Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.

b) Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.

c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.

2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….

3. Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.

4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

a) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;

b) Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân loại rừng theo loài cây. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào