Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành như thế nào?
Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành được quy định tại Điều 5 Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
1. Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.
a) Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.
b) Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.
- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;
- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.
2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:
a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;
b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;
c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.
Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!