Mục đích của hình thức đào tạo kèm cặp nghề, truyền nghề trong chương trình đào tạo thường xuyên là gì?

Mục đích của hình thức đào tạo kèm cặp nghề, truyền nghề trong chương trình đào tạo thường xuyên được quy định ra sao? Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em là sinh viên trường Cao đẳng nghề Hải Phòng. Em thấy gần đây, hầu hết các trường Đại học, Cao đẳng trên cả nước đều triển khai các chương trình đào tạo thường xuyên theo hình thức vừa học vừa làm. Trong đó, em có nghe nói đến hình thức đào tạo kèm cặp nghề, truyền nghề. Em thắc mắc không biết hình thức đào tạo này nhằm mục đích gì? Nội dung này được điều chỉnh bởi văn bản nào? Rất mong nhận được phản hồi từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn! Nguyễn Văn Chung (chungnguyen***@gmail.com)

Mục đích của đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề trong chương trình đào tạo thường xuyên được quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đào tạo thường xuyên. Cụ thể như sau:

Đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề nhằm trang bị, truyền lại kiến thức, kỹ năng nghề cho học viên thông qua việc nghệ nhân, thợ giỏi trực tiếp truyền lại các kiến thức, kỹ năng cho học viên trong quá trình cùng làm việc.

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về mục đích của đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề trong chương trình đào tạo thường xuyên. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 43/2015/TT-BLĐTBXH.

Trân trọng!

 

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào