Tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
Tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia được quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2014/TT-BCT về hoạt động xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Bộ Công thương như sau:
1. Thành lập Tổ soạn thảo
Các đơn vị được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo tiêu chuẩn quốc gia (Tổ chức biên soạn) đáp ứng các yêu cầu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư số 29/2011/TT-BKHCN ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 21/2007/TT-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 thành lập Tổ soạn thảo để xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia.
2. Biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia
a) Chuẩn bị việc biên soạn dự thảo
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
- Khảo sát, đánh giá thực trạng liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (nếu có);
- Tổ chức thu thập thông tin, tài liệu, phương pháp luận, kết quả nghiên cứu có liên quan đến Dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia;
- Thông qua đề cương chi tiết triển khai;
- Các công việc khác có liên quan.
b) Triển khai việc biên soạn dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và tổ chức nghiệm thu dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia
- Biên soạn dự thảo và bản thuyết minh cho dự thảo;
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của chuyên gia và các bên liên quan đối với dự thảo tiêu chuẩn quốc gia;
- Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo;
- Nghiệm thu kết quả thực hiện dự án xây dựng tiêu chuẩn quốc gia; gửi hồ sơ dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và các tài liệu có liên quan về Vụ Khoa học và Công nghệ.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 46/2014/TT-BCT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật