Tử tù bị biệt giam, sao có tiền bồi thường cho nạn nhân?
Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự, thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.
Như vậy, nghĩa vụ bồi thường là trách nhiệm dân sự của người phạm tội, không phụ thuộc hình phạt mà tòa án áp dụng đối với họ. Nói các khác, dù người phạm tội bị tuyên tử hình thì họ vẫn phải chấp hành nghĩa vụ bồi thường đối với những thiệt hại mà họ đã gây ra (Trong một số trường hợp, nếu người phạm tội được Chủ tịch nước ân xá từ tử hình xuống còn chung thân thì việc họ chấp hành xong phần bồi thường dân sự sẽ là một trong những điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho họ).
Theo quy định tại Điều 45 Luật Thi hành án dân sự, sau khi nhận được quyết định thi hành án dân sự hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án thì người phải thi hành án có 15 ngày tự nguyện thi hành án.
Nếu hết thời hạn này, họ không tự nguyện thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ ra quyết định cưỡng chế thi hành án. Căn cứ Điều 71 Luật Thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành án sau:
1. Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
2. Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
3. Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
4. Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
5. Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
6. Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.
Thư Viện Pháp Luật