Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân là gì?
Biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định tại Điều 33 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau:
1. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho người được giao nhiệm vụ cung cấp thông tin trong việc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân.
2. Vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp theo quy định của Chính phủ.
3. Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng.
4. Xác định đơn vị, cá nhân làm đầu mối cung cấp thông tin.
5. Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan.
6. Củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê; trang bị phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để người yêu cầu có thể trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở cơ quan nhà nước và qua mạng điện tử.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về biện pháp bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016.
Trân trọng!