Chế độ, mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế
Một số chế độ, mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được quy định tại Khoản 8 Điều 4 Thông tư 129/2013/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
a) Chi soạn thảo đề cương chi tiết:
- Đối với điều ước quốc tế soạn thảo mới: Mức chi tối đa không quá 3.000.000đồng/đề cương;
- Đối với điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế soạn thảo mới: Mức chi tối đa không quá 2.500.000đồng/đề cương;
- Đối với thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung: Mức chi tối đa không quá 2.000.000đồng/đề cương.
b) Chi soạn thảo điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế:
- Soạn thảo mới dự thảo điều ước quốc tế: Mức chi tối đa 8.000.000 đồng/dự thảo văn bản;
- Soạn thảo dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; dự thảo thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 5.000.000 đồng/dự thảo văn bản.
c) Chi cho các cá nhân tham gia cuộc họp lấy ý kiến về dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; hội thảo về kế hoạch đàm phán, ký, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; chi hội đồng thẩm định điều ước quốc tế, tư vấn thẩm định điều ước quốc tế (nếu có):
- Người chủ trì cuộc họp: 150.000 đồng/người/buổi;
- Các thành viên tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;
- Lấy ý kiến tham luận bằng văn bản của thành viên tham dự: Mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản.
d) Chi báo cáo tổng hợp ý kiến; báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến góp ý; báo cáo thẩm định điều ước quốc tế; báo cáo kiểm tra đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế; văn bản ý kiến của Bộ Ngoại giao đối với đề xuất ký kết Thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo/văn bản.
đ) Chi báo cáo nhận xét, đánh giá của người phản biện, uỷ viên hội đồng thẩm định; báo cáo tham luận theo đơn đặt hàng của đơn vị chủ trì soạn thảo:
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/báo cáo;
- Đối với dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế sửa đổi, bổ sung một số điều: Mức chi tối đa 700.000 đồng/báo cáo.
e) Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế:
- Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế trình Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Chủ tịch nước; báo cáo tình hình nội luật hoá các quy định của điều ước quốc tế để thực thi các cam kết quốc tế do Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao thực hiện: Mức chi tối đa 8.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thi hành điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế định kỳ hàng năm của các Bộ, ngành: Mức chi tối đa 5.000.000 đồng/báo cáo;
- Báo cáo theo dõi tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế theo chuyên đề; hoặc đột xuất: Mức chi tối đa 3.000.000 đồng/báo cáo.
g) Chi soạn thảo văn bản góp ý, báo cáo thẩm định, thẩm tra văn bản:
- Văn bản góp ý:
+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản;
+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 500.000 đồng/văn bản;
- Báo cáo thẩm định, báo cáo thẩm tra:
+ Đối với dự thảo điều ước quốc tế mới hoặc thay thế: Mức chi tối đa 1.500.000 đồng/báo cáo;
+ Đối với dự thảo điều ước điều ước quốc tế sửa đổi, bổ sung; thỏa thuận quốc tế: Mức chi tối đa 1.000.000 đồng;
h) Chi chỉnh lý hoàn thiện đề cương nghiên cứu các loại báo cáo, bản thuyết minh, tờ trình: Mức chi tối đa 500.000 đồng/lần chỉnh lý.
i) Chi chỉnh lý dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế: 600.000 đồng/lần chỉnh lý.
k) Chi cấp ý kiến pháp lý cho các điều ước quốc tế, thỏa thuận vay, thỏa thuận bảo lãnh Chính phủ: Mức chi tối đa 4.000.000 đồng/1 ý kiến pháp lý (bao gồm tất cả các chi phí liên quan đến công tác cấp ý kiến pháp lý như: soạn thảo, họp, dịch tài liệu, ý kiến chuyên gia phản biện và các công việc khác phục vụ việc cấp ý kiến pháp lý).
l) Chi lấy ý kiến chuyên gia độc lập: Trường hợp đề xuất đàm phán, ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế, thẩm định điều ước tế, đề nghị, dự kiến chương trình soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; tờ trình, dự thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và các loại báo cáo liên quan đến điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp phải lấy ý kiến tư vấn, phản biện của các chuyên gia độc lập thì mức chi tối đa là 1.000.000 đồng/văn bản góp ý.
m) Chi bồi dưỡng cho các thành viên trực tiếp tham gia trong những ngày đàm phán, họp với phía đối tác về điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế được tổ chức ở trong nước; chi bồi dưỡng cho việc rà soát văn bản phục vụ lễ ký điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nhân các chuyến thăm Việt Nam của lãnh đạo cấp cao nước ngoài: 150.000đ/người/buổi.
n) Các khoản chi phí khác phát sinh phục vụ trực tiếp công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế: Thanh toán theo hoá đơn, chứng từ chi tiêu thực tế hợp pháp theo quy định của Luật Kế toán và nằm trong phạm vi dự toán ngân sách đã được giao của cơ quan chủ trì thực hiện điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế.
Đối với các điều ước quốc tế liên quan đến nhiều Bộ, ngành, lĩnh vực khác nhau thì việc thực hiện các công việc nêu trên đối với mỗi một Bộ, ngành, lĩnh vực được chi theo định mức chi từ điểm a đến điểm n khoản 8 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về một số chế độ, mức chi có tính chất đặc thù phục vụ công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 129/2013/TT-BTC.
Trân trọng!