Hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế gồm những gì?
Các hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 129/2013/TT-BTC quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác điều ước quốc tế và công tác thỏa thuận quốc tế do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành như sau:
a) Xây dựng đề án.
b) Nghiên cứu xây dựng đề xuất kế hoạch dài hạn và hàng năm về việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
c) Điều tra, khảo sát và nghiên cứu, đánh giá, tổng kết thực tiễn trong quá trình lập đề xuất xây dựng, soạn thảo, đề xuất phương án đàm phán, ký, gia nhập điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
d) Soạn thảo điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
đ) Đánh giá tác động của điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
e) Tổ chức lấy ý kiến dự thảo điều ước quốc tế, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động đối với các thỏa thuận về thương mại quốc tế.
g) Góp ý, thẩm định dự thảo thỏa thuận quốc tế, điều ước quốc tế.
h) Thẩm tra, phê chuẩn, phê duyệt điều ước quốc tế.
i) Rà soát, hệ thống hóa điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế phục vụ trực tiếp cho công tác điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
k) Công bố điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
l) Dịch điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
m) Theo dõi, đánh giá tình hình thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các hoạt động của công tác điều ước quốc tế, công tác thỏa thuận quốc tế. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 129/2013/TT-BTC.
Trân trọng!