Hình thức chuyển giao hồ sơ, vật chứng hình sự cho nước ngoài được quy định thế nào?
Hình thức chuyển giao hồ sơ, vật chứng hình sự cho nước ngoài quy định tại Điều 12 Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG hướng dẫn việc tiếp nhận, chuyển giao hồ sơ, vật chứng của vụ án để yêu cầu nước ngoài tiếp tục truy cứu trách nhiệm hình sự do Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao - Bộ Công an - Bộ Tư pháp - Bộ Ngoại giao ban hành cụ thể như sau:
1. Tùy theo từng trường hợp, việc chuyển giao hồ sơ, vật chứng cho nước ngoài có thể thực hiện trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
2. Trường hợp chuyển giao trực tiếp, việc chuyển giao phải được lập thành biên bản, thể hiện đầy đủ các tài liệu có trong hồ sơ, danh mục và tình trạng vật chứng được chuyển giao, có chữ ký của bên giao - là đại diện các cơ quan có liên quan của Việt Nam tại địa điểm bàn giao và bên nhận - là đại diện của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài tại địa điểm bàn giao.
3. Trường hợp chuyển giao qua đường bưu điện, cơ quan thực hiện việc chuyển giao phải niêm phong hồ sơ, vật chứng trước khi gửi và phải lưu biên nhận của bưu điện.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về hình thức chuyển giao hồ sơ, vật chứng hình sự cho nước ngoài. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 02/2013/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BNG
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật