Các trường hợp huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Các trường hợp huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong vụ án hình sự quy định tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:
Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:
a) Việc điều tra, truy tố, xét xử vụ án bị đình chỉ;
b) Việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm không còn cần thiết;
c) Bị can, bị cáo bị bắt tạm giam về tội đã phạm trước khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm hoặc về tội phạm do vô ý thực hiện sau khi áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
d) Bị can, bị cáo chết;
đ) Bị can, bị cáo đã chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ đã cam đoan;
e) Viện kiểm sát không phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm;
g) Bị can, bị cáo không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng mà không có lý do chính đáng;
h) Bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội do cố ý;
i) Bị can, bị cáo có hành vi tiêu huỷ, che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;
k) Có chứng cứ chứng minh rằng, bị can, bị cáo sẽ bỏ trốn, tiêu huỷ hoặc che giấu chứng cứ hoặc có hành vi khác cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử;
l) Bị can, bị cáo bỏ trốn.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp huỷ bỏ việc áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm trong vụ án hình sự. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật