Quy định về triệu chứng lâm sàng bệnh tai xanh
Triệu chứng lâm sàng bệnh Tai xanh được quy định tại Tiểu mục 1.3 Phụ lục 11 Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành như sau:
Thời gian ủ bệnh từ 3 đến 40 ngày, thường trong khoảng 14 ngày.
a) Lợn nái giai đoạn cạn sữa: Lợn mắc bệnh biếng ăn hoặc bỏ ăn, sốt trên 40oC, ho và viêm phổi. Thường sảy thai vào giai đoạn cuối, đẻ non, động đực giả, bất dục hoặc chậm động dục trở lại sau khi đẻ;
b) Lợn nái giai đoạn đẻ và nuôi con: Biếng ăn, bỏ ăn, lười uống nước, lờ đờ hoặc hôn mê, mất sữa và viêm vú, đẻ sớm khoảng 2-3 ngày, thai gỗ, lợn con chết ngay sau khi sinh;
c) Lợn đực giống: Biếng ăn, bỏ ăn, sốt trên 40°C, đờ đẫn hoặc hôn mê, giảm hưng phấn, mất tính dục, lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh kém và cho lợn con sinh ra nhỏ;
d) Lợn con theo mẹ: Nhiều con chết yểu sau khi sinh, những con sống sót sau có thể trạng gầy yếu, nhanh chóng rơi vào trạng thái tụt đường huyết do không bú được, mắt có dử màu nâu, trên da có vết phồng rộp, tiêu chảy nhiều, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, chân choãi ra, đi run rẩy;
đ) Lợn con cai sữa và lợn choai: Biếng ăn, bỏ ăn, sốt trên 40°C, ho nhẹ, lông xơ xác; ở một số đàn có thể không có triệu chứng.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về triệu chứng lâm sàng bệnh Tai xanh. Bạn nên tham khảo chi tiết Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành để nắm rõ quy định này.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật