Có được đặt tiền để bảo lãnh người đã bị bắt theo quyết định truy nã hay không?
Các trường hợp không được đặt tiền để đảm bảo trong vụ án hình sự quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 do Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Toà án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:
Không áp dụng biện pháp đặt tiền để bảo đảm nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị can, bị cáo phạm một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia; các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
b) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng;
c) Bị can, bị cáo phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người; phạm tội rất nghiêm trọng thuộc loại tội phạm về ma túy, tham nhũng, xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản;
d) Bị tạm giam trong trường hợp bị bắt theo lệnh, quyết định truy nã;
đ) Bị can, bị cáo là người phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
e) Bị can, bị cáo là người nghiện ma tuý;
g) Bị can, bị cáo là người tổ chức trong trường hợp phạm tội có tổ chức;
h) Hành vi phạm tội gây dư luận xấu trong nhân dân.
Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về các trường hợp không được đặt tiền để đảm bảo trong vụ án hình sự. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật