Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ hoạt động tố tụng là gì?

Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ hoạt động tố tụng là gì? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Ngô Việt Bắc, là sinh viên ngành Luật, trường đại học Tôn Đức Thắng. Em hiện đang học môn học về tố tụng hình sự. Trong quá trình tìm hiểu về môn học và đi dự nhiều phiên Tòa hình sự, em gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực này. Cụ thể, em vẫn không rõ vấn đề trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ hoạt động tố tụng là gì? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Em xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật. (lien**@***)  

Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ hoạt động tố tụng được quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tố giác tội phạm, người làm chứng, người bị hại và người thân thích của họ trong tố tụng hình sự do Bộ trưởng Bộ Công an - Bộ Quốc Phòng - Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành cụ thể như sau:

Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ

a) Cơ quan có liên quan phải nghiêm túc thực hiện các yêu cầu bảo vệ của cơ quan ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ. Nếu có vấn đề khó khăn nảy sinh hoặc không thể đáp ứng được yêu cầu bảo vệ thì phải thông báo ngay bằng văn bản đối với cơ quan quyết định áp dụng các biện pháp bảo vệ;

b) Trong trường hợp cùng lúc có nhiều yêu cầu bảo vệ thì căn cứ điều kiện thực tế của mình mà quyết định khẩn cấp ưu tiên lực lượng, phương tiện bảo vệ đối với những đối tượng có căn cứ về việc đã hoặc sẽ bị xâm hại đến tính mạng, trước hết phải tập trung vào đối tượng trong các vụ án xâm phạm an ninh quốc gia, ma túy, tham nhũng, phạm tội có tổ chức xuyên quốc gia…;

c) Đề xuất biện pháp, hình thức bảo vệ phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả tốt nhất;

d) Thường xuyên, định kỳ báo cáo kết quả công tác bảo vệ được phân công cho cơ quan quyết định biện pháp bảo vệ.

Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ hoạt động tố tụng. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC

Trân trọng! 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào