Trách nhiệm của người ghi phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân

Trách nhiệm của người ghi phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Võ Văn Ngôn, hiện đang công tác tại Công an huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Do nhu cầu công việc, gần đây, tôi có nghiên cứu đến vấn đề lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, một vài điểm tôi chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, theo pháp luật hiện hành, trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm, người ghi phiếu có trách nhiệm như thế nào? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn!  Võ Văn Ngôn (0127****)

Trách nhiệm của người ghi phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân được quy định tại Khoản 4 Điều 8 Thông tư 45/2015/TT-BCA Quy định về lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân. Cụ thể bao gồm: 

a) Thể hiện quan điểm, đánh giá của mình về người được lấy phiếu tín nhiệm bằng cách đánh dấu vào phiếu (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Thông tư này);

b) Người ghi phiếu tín nhiệm có thể ký tên hoặc không ký tên vào phiếu tín nhiệm;

c) Khi có vấn đề cần làm rõ, người ghi phiếu có thể đặt yêu cầu đối với người được lấy phiếu bằng văn bản (chậm nhất là 15 ngày trước ngày lấy phiếu tín nhiệm).

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của người ghi phiếutín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2015/TT-BCA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào