Việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân căn cứ vào những tiêu chí nào?

Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân được quy định ra sao? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi là Huỳnh Minh Đức, hiện đang công tác tại Công an huyện Nhà Bè, TP.HCM. Thời gian này, tôi đang được tham gia khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ công tác. Trong đó, khi nghiên cứu đến vấn đề lấy phiếu tín nhiệm cán bộ lãnh đạo, chỉ huy, một vài điểm tôi chưa nắm rõ. Nhờ Ban biên tập tư vấn giúp tôi, theo pháp luật hiện hành, việc lấy phiếu tín nhiệm trong công an nhân dân căn cứ vào những tiêu chí nào? Tôi có thể tham khảo thêm thông tin này ở đâu? Xin chân thành cảm ơn!  Huỳnh Minh Đức (ducminh***@yahoo.com)

Tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dân được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 45/2015/TT-BCA Quy định về lấy phiếu tín nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong Công an nhân dân. Cụ thể căn cứ vào những tiêu chí sau: 

a) Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống:

- Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

- Tinh thần trách nhiệm trong công việc, thái độ phục vụ nhân dân, chấp hành sự phân công của tổ chức;

- Tính trung thực, động cơ trong sáng, công bằng, công tâm, khách quan, giữ vững nguyên tắc trong công việc; khả năng quy tụ đoàn kết nội bộ và tự phê bình, phê bình;

- Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật;

- Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

b) Năng lực thực tiễn:

- Kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết, quy định của Ngành vào lĩnh vực được phân công phụ trách;

- Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách;

- Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách;

- Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị thuộc phạm vi phụ trách;

- Kết quả lãnh đạo công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ của địa phương, cơ quan, đơn vị; năng lực phát hiện, đào tạo, sử dụng người có đức, có tài trong công việc;

- Kết quả lãnh đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực, phạm vi phụ trách;

- Các tiêu chí trên được xét từ đầu nhiệm kỳ đến thời điểm lấy phiếu; thời điểm được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại (đối với đối tượng được luân chuyển, điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại sau thời điểm đại hội đảng).

Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về tiêu chí lấy phiếu tín nhiệm cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy trong công an nhân dânĐể hiểu rõ hơn vấn đề nay, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2015/TT-BCA.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử cán bộ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào