Trách nhiệm của cơ quan kiểm tra cấp trung ương đối với việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
1. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm tra trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.
2. Hướng dẫn áp dụng thống nhất tài liệu, biểu mẫu, phương pháp kiểm tra đối với các cơ sở được phân công quản lý. Đề xuất, xây dựng và trình Bộ ban hành mẫu Biên bản kiểm tra chi tiết phù hợp với tính chất đặc thù của cơ sở.
3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.
4. Trực tiếp tổ chức kiểm tra, chứng nhận đối với các cơ sở theo phân công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Thông báo công khai trên trang web của cơ quan kiểm tra và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn danh sách các cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.
6. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cơ quan kiểm tra địa phương.
7. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá xếp loại của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.
8. Báo cáo kết quả thực hiện Thông tư này về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản) theo chế độ báo cáo hiện hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về trách nhiệm của cơ quan kiểm tra cấp trung ương đối với việc kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật